Cách đây chừng vài tháng, mình ngồi nhậu với một vài ông anh và tình cờ nghe về ngụ ngôn Hang động Plato. Và BUMPZZZ, mình bắt đầu tìm hiểu và có vẻ mê triết học =]]
Và đây là cách Triết học mê hoặc mình!
Dưới đây là trích đoạn từ Ngụ ngôn hang động của Plato trong tác phẩm "Cộng hòa" (Republic), quyển VII:
"Giờ hãy tưởng tượng trạng thái của bản chất con người liên quan đến giáo dục và sự không có giáo dục là như sau. Hãy hình dung con người như đang sống trong một hang động ngầm. Họ bị còng tay và chân từ nhỏ, không thể di chuyển và chỉ có thể nhìn thấy phía trước mặt. Đằng sau họ là một bức tường thấp, và xa hơn nữa là một lò lửa sáng. Giữa lò lửa và bức tường thấp là một con đường đi lại, nơi có những người mang theo các vật dụng và tượng đi qua đi lại, những cái bóng của những vật dụng này được phản chiếu lên bức tường trước mặt những người bị xích.
Những người bị xích, vì không bao giờ thấy bất kỳ thứ gì khác ngoài các cái bóng, cho rằng các cái bóng đó là thực tế duy nhất. Nếu ai đó trong số họ được thả ra, bước ra ngoài hang động và thấy ánh sáng mặt trời, cây cối, và thế giới thật, họ sẽ cảm thấy choáng ngợp và khó tin vào những gì họ thấy. Khi quay lại kể cho những người còn lại về thế giới thật, anh ta sẽ bị chế nhạo và không được tin tưởng."
Tới đây, Plato giới thiệu và phân tách sự thật làm 2 loại.
Sự thật giác quan
Plato dùng hình ảnh những cái bóng trên tường trong hang động để minh họa cho sự thật giác quan. Đây là những gì con người cảm nhận qua giác quan: hình ảnh, âm thanh, cảm giác. Những gì chúng ta thấy chỉ là các "cái bóng" của thực tế, không hoàn hảo và đầy đủ. Giống như người trong hang động, họ chỉ thấy các cái bóng và nghĩ đó là toàn bộ thế giới.
Sự thật sự thật
Sự thật sự thật (hay "chân lý tuyệt đối") được Plato minh họa bằng thế giới bên ngoài hang động, nơi có ánh sáng mặt trời, cây cối, và các đối tượng thực sự. Đây là thế giới của các ý niệm (Forms) - những nguyên mẫu hoàn hảo và bất biến mà mọi thứ trong thế giới giác quan chỉ là bản sao không hoàn hảo. Khi người được thả ra ngoài hang động, anh ta trải nghiệm sự thật này, nhưng nó quá khác biệt và vượt xa sự hiểu biết của những người còn lại trong hang động, đến mức họ không tin vào lời anh ta.
Plato cho rằng để hiểu được sự thật thực sự, con người phải vượt qua giới hạn của giác quan và sử dụng lý trí. Quá trình này đạt được qua giáo dục và triết học, giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn về sự thật.
Tới đây thì mình bắt đầu tự vấn nhiều vcl.
- Tất cả những gì mình nhận thức được, cơ bản là tín hiệu truyền từ ngũ quan đến não, vậy thì cái gì là thật, cái gì thì không thật?
- Bên ngoài hang động có phải là hang động lớn hơn, vậy thì bao giờ mình mới thấy bầu trời thực sự?
- ...
Bỏ qua một vài bước trung gian thì mình đưa nhẹ vài hệ quả:
- Thao túng được ngũ quan thì thao túng được sự thật. Nếu bạn chưa nhận ra thì thính giác và thị giác mình đã bị thao túng rồi (bởi Headphone/Earphone và VR). Metaverse chắc chắn là tương lai.
- Chấp nhận sự thật giác quan thì dễ sống hơn, nhưng khá chắc là cả đời chỉ nhìn vào vách (và vẫn happy). Trừ khi happy với bạn là nhìn thấy bầu trời thì Triết học là cái bạn cần nghiên cứu. (Note: biết đâu sau khi thoát ra cái hang nhờ Triết học thì bạn chợt nhận ra Triết học vẫn chỉ là cái hang to hơn mà thôi =]])
- ...
Bài viết cũng gần 1k words, nên hẹn các bạn vào post sau nhé =]]